SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ANH VĂN – LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ANH VĂN – LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Cùng với sự trưởng thành của nhà trường, Tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lý đã không ngừng lớn mạnh về cả số và chất lượng, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của trường.Tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lý là tổ có số lượng thành viên nhiều nhất của trường THCS thị trấn Vĩnh Hưng với 12 giáo viên. Trong đó có 10 nữ và 2 nam, 6 giáo viên dạy Tiếng Anh, 3 giáo viên dạy Lịch sử và 3 giáo viên dạy Địa lý. Tổ thành lập được 5 năm và có 100 % giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, 100 % giáo viên trong tổ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Mỗi Thầy cô giáo trong tổ, mỗi người là một tính cách nhưng luôn có một điểm chung tận tâm với công việc, yêu nghề. Vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn.  Sống có bản lĩnh, biết sẻ chia, dám nghĩ, dám làm. Trong tổ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, óc sáng tạo, tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đưa các hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu. Nghiên cứu bài dạy để tích hợp vào bài giảng theo đặc thù của môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh, ATGT, di sản, di tích lịch sử. Biến đổi khí hậu, chủ quyền biển đảo… Đối với công tác chủ nhiệm, GVCN trong tổ là những người có trách nhiệm cao, nhiệt tình. Luôn theo sát lớp, quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với học sinh, phụ huynh.  Các giáo viên trong tổ luôn nhiệt tình tham gia các phong trào khác của nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên…

Hằng năm tổ đều tiến hành xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học chống “ đọc – chép, nhìn – chép”, kế hoạch đổi mới đánh giá – kiểm tra  và phát động tổ viên tham gia thi đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Cho tổ viên đăng ký dạy thao giảng, hội giảng cấp trường có ứng dụng công nghệ thông tin, có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm. Các thành viên trong tổ luôn có tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, công tác bồi dưỡng HSG, luôn đầu tư cũng như tự học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả đạt được 5 năm qua của tổ như sau:

 Thành tích Học sinh:

+ Năm 2012 – 2013: có 20 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp huyện; Có 01 giải Ba cấp tỉnh.

+ Năm 2013 – 2014: có 37 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp huyện; Có 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 01 KK cấp tỉnh; Có 01 HS đạt KK Olympic Tiếng Anh cấp quốc gia; Có 02 HS đạt KK TOEFL JUNIOR cấp khu vực.

+ Năm 2014 – 2015: có 31 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp huyện; Có 01 HS đạt giải Nhì, 03 HS đạt  giải Ba cấp tỉnh.

+ Năm 2015 – 2016: có 34 HS đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp huyện; Có 02 HS đạt giải Nhì, 04 HS đạt giải Ba, 03 HS đạt KK cấp tỉnh.

+ Năm 2016 – 2017:

 Thành tích Giáo viên:

* Các phong trào của ngành:

– Có 03 ĐDDH ( 02 TA, 01 LS)  đạt giải Nhất cấp huyện: GV – Võ Thị Ngọc Mai, Trần Văn Lượm

– Có 03 ĐDDH ( 01 TA, 01 LS, 01 ĐL) đạt giải Ba cấp huyện: GV – Võ Thị Ngọc Mai, Trần Văn Lượm, Lê Duy Hùng, Huỳnh Thị Hồng Thoa, Lê Tấn Uyển Doanh

– Có 01 Giáo án liên môn tiếng Anh đạt giải Nhất cấp huyện:  GV – Võ Thị Ngọc Mai

– Có 01 Giáo án liên môn Lịch sử đạt giải Nhì cấp huyện:  GV – Lê Duy Hùng

– Có 01 bài tích hợp liên môn HS đạt giải Nhì cấp huyện do: GV – Lê Duy Hùng hướng dẫn HS.

– Có 01 bài tích hợp liên môn HS đạt giải Nhì cấp tỉnh do: GV – Lê Duy Hùng hướng dẫn HS.

– Có 02 Giáo án tương tác đạt giải Nhì cấp tỉnh môn Tiếng Anh và môn Lịch sử : GV – Lê Duy Hùng,  Võ Thị Ngọc Mai

* Các danh hiệu thi đua:

– Số SKKN đạt cấp trường là: 20 ( CSTĐCS + GVCN Giỏi )

– Số SKKN đạt cấp huyện là: 18

– Số SKKN đạt cấp tỉnh là: 03

– Kết quả thi đua:

+ Năm 2012 – 2013: Tổ có 11 GV đạt LĐTT,  03 GV CSTĐCS

– 01 Bằng khen UBND tỉnh: GV – Võ Thị Ngọc Mai

+ Năm 2013 – 2014: Tổ có 11 GV đạt LĐTT,  03 CSTĐCS

– 02 GV đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh: GV– Võ Thị Ngọc Mai, Mai Thị Tuyển

– 01 Bằng khen UBND tỉnh: GV – Mai Thị Tuyển

– 01 Bằng khen Thủ tướng chính phủ: GV – Võ Thị Ngọc Mai

+ Năm 2014 – 2015: Tổ có 12 GV đạt LĐTT,  04 CSTĐCS

+ Năm 2015 – 2016: Tổ có 12 GV đạt LĐTT,  02 CSTĐCS

– 01 Bằng khen UBND tỉnh: GV – Lê Duy Hùng

– 01 Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Giao Dục: GV – Võ Thị Ngọc Mai

– Giấy khen thi đua yêu nước 5 năm giai đoạn 2010-2015 của Ban thường vụ công đoàn ngành giáo dục Vĩnh Hưng: GV – Võ Thị Ngọc Mai

– Giấy khen thi đua yêu nước 5 năm giai đoạn 2010-2015 của UBND huyện Vĩnh Hưng:  GV – Võ Thị Ngọc Mai

– Giấy khen thi đua yêu nước 5 năm giai đoạn 2010-2015 của Sở GD&ĐT Long An: GV – Võ Thị Ngọc Mai

– Bằng khen thi đua yêu nước 5 năm giai đoạn 2010-2015 của UBND Tỉnh: GV – Võ Thị Ngọc Mai

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, các thầy cô giáo của tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lý luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy; không ngừng phấn đấu để góp phần cùng với Nhà trường đào tạo những công dân tương lai của đất nước được phát triển toàn diện, mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có lối sống đạo đức lành mạnh, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đáp ứng được mọi yêu cầu trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế. Các thầy cô giáo của tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lý ngày hôm nay sẽ tiếp nối và phát huy truyền thống của Nhà trường, của các thế hệ thầy cô giáo đi trước để luôn là một tổ chuyên môn vững mạnh.

Stt Họ và tên Ngày sinh Nữ Chuyên ngành Chức vụ
1 Võ Thị Ngọc Mai 24/10/1978 x Tiếng Anh Tổ trưởng
2 Trần Văn Lượm 10/05/1985 Lịch sử Tổ phó
3 Nguyễn Thị Ngọc Lan 21/031966 x Lịch sử Giáo viên
4 Lê Duy Hùng 20/07/1990 Lịch sử Giáo viên
5 Phan Thị Ngọc Sương 20/07/1966 x Địa lí Giáo viên
6 Lê Tấn Uyển Doanh 17/011970 x Địa lí Giáo viên
7 Huỳnh Thị Hồng Thoa 08/08/1981 x Địa lí Giáo viên
8 Mai Thị Tuyển 25/04/1976 x Tiếng Anh Giáo viên
9 Trần Thị Diễm Thúy 20/11/1975 x Tiếng Anh Giáo viên
10 Nguyễn Thị Hồng Thúy 06/10/1980 x Tiếng Anh Giáo viên
11 Trần Thị Thanh Thúy 25/02/1991 x Tiếng Anh Giáo viên
12 Huỳnh Nguyễn Thanh Trúc 22/08/1991 x Tiếng Anh Giáo viên

 

 

Tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lí với phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”

Tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lí là tập thể luôn đi đầu trong các phong trào thi đua học tốt – dạy tốt của nhà trường. Trong những năm học gần đây tổ đã đẩy mạnh đổi mới các hoạt động chuyên môn đặc biệt là trong công tác dự giờ thao giảng. Giúp cho các giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng; tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Hình 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay Tổ Tiếng Anh – Lịch sử – Địa lí căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2. Học sinh thảo luận trong giờ học.

Các thành viên trong tổ thảo luận mọi hoạt động giảng dạy giáo viên và học tập của từng  học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… ). Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung sao cho phù hợp với từng  người,  rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh trong lớp mà thôi. Tuy nhiên thước đo thành bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi, phản ứng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.